NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ HÀNG
1. Nhanh nhất và kinh tế nhất:
Đa số các nhà hàng hiện nay đều phải thuê mặt bằng
nên yêu cầu đầu tiên khi chuẩn bị thiết kế và xây dựng là phải nhanh nhất để giảm
tối đa chi phí thuê mặt bằng. Do vậy khi bạn chuẩn bị đầu tư vào nhà hàng yêu cầu
đầu tiên bạn phải đặt ra là thiết kế nhanh nhất; phương án thi công nhanh nhất.
Đối với việc thiết kế nội thất nhà hàng , chúng tôi tiến hành thiết kế gần như
song song với việc thi công xây dựng và gia công đồ nội thất. Thời gian để thiết
kế và thi công vừa đủ cho một công trình thuộc thể loại này không được quá một
tháng và có thời hạn thuê từ 2-5 năm.Hầu hết các mặt bằng đi thuê đều không có thời hạn quá dài (khoảng từ 2 năm-5 năm); hơn nữa do tốc độ phát triển xã hội quá nhanh và nhà hàng thuộc về dạng công trình công cộng nên thường sau 2-3 năm bạn sẽ phải đầu tư cho việc sửa sang; nâng cấp lại nội thất của nhà hàng. Cũng có thể do thị hiếu và nhu cầu của người dân sẽ thay đổi nên bạn sẽ phải chuyển đổi cơ cấu bên trong của công trình cho phù hợp. Theo chúng tôi bạn nên lựa chọn những vật liệu cơ bản không cầu kỳ và có giá thành cao quá; nên sử dụng những vật liệu nhẹ, dễ thay đổi, sửa chữa và có giá thành hợp lý.
Thực tế cho thấy một công trình công cộng được đánh giá là đẹp chủ yếu là do cách thiết kế không gian, cách bài trí ấn tượng và sự sắp đặt hợp lý; do vậy bạn nên chú trọng vào việc tạo ra cá tính riêng biệt, phong cách đặc trưng cho không gian bên trong hơn là chú ý vào những chi tiết trang trí cầu kỳ hay những vật liệu đắt tiền. Một bản thiết kế tốt sẽ có vai trò thực sự quan trọng khi bạn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng.
2. Hiệu quả và thực dụng:
Hầu hết những chủ đầu tư luôn muốn nhà hàng của
mình phải chứa được thật nhiều khách và điều đó đồng nghĩa với việc nhà thiết
buộc phải thu nhỏ các không gian phụ trợ khác như: toilet, khu bếp, khu quầy
bar, khu nhân viên, khoảng trống, góc trang trí…và hơn nữa là việc kê đồ nội thất,
bàn ghế quá dày đặc không gian sẽ chật chội và tù túng. Do vậy không nên kê
bàn ghế quá sát nhau hay không nên tận dụng chỗ ngồi một cách thái quá vì sẽ
làm không gian trở nên bức bối, dễ làm khách hàng mất đi sự riêng tư cần thiết.
Theo kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà hàng thì
một nhà hàng ban đầu nên kê với mật độ vừa phải vì thời gian đầu bạn chỉ có thể
đạt được 50-70% công suất kinh doanh thực tế; sau 3-6 tháng kinh doanh tốt bạn
mới nên tăng thêm số chỗ khách hàng ngồi nếu cần. Một không gian thoáng, riêng
tư và thoải mái hơn sẽ làm khách hàng hài lòng hơn và dĩ nhiên đó cũng là cách
để bạn làm tăng hiệu quả kinh doanh của chính mình
Khi thiết kế một
không gian khu vực khách ngồi trong nhà hàng bạn nên tính toán kỹ qui mô, diện
tích và đặc thù riêng của từng mô hình kinh doanh; nên thiết kế theo định hướng
kinh doanh thực tế mà bạn đã tính toán từ trước. Chúng tôi phối hợp những khu
ngồi tĩnh, góc ngồi riêng tư với những không gian ngồi chung, sôi động đồng thời
những kiểu đồ nội thất được cân nhắc khá kỹ lưỡng cho những không gian nội thất
có chức năng khác nhau: chan hòa cho khu café ,ấm áp cho khu đón tiếp,linh động
ở khu bán hàng, và nhẹ nhàng ở khu thư giãn.
Việc tính toán kỹ lưỡng bài toán “nhu cầu” của khách hàng trong kinh doanh sẽ giúp bạn xây dựng một mô hình nhà hàng thực dụng hơn trong kinh doanh.
Việc tính toán kỹ lưỡng bài toán “nhu cầu” của khách hàng trong kinh doanh sẽ giúp bạn xây dựng một mô hình nhà hàng thực dụng hơn trong kinh doanh.
3. Tiêu chí:
Nói chung khi đầu tư lần đầu vào nhà hàng bạn sẽ
luôn nghĩ nó cần phải đẹp; ấn tượng; sành điệu và phải hết sức đặc biệt. Thực sự
những yếu tố đó là rất quan trọng đối với thể loại công trình nhà hàng nhưng bạn
vẫn phải chú ý rất nhiều tới yếu tố tâm lý của khách hàng. Điều bạn cần là
khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi bước chân vào nhà hàng của bạn,
sử dụng dịch vụ của bạn và hài lòng với nhà hàng của bạn; điều này luôn gắn liền
với một không gian nội thất đẹp nhưng phải ấm cúng; sang trọng nhưng phải lịch
lãm; cầu kỳ nhưng vẫn hết sức giản dị và thân quen
Nhận xét
Đăng nhận xét